Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang là một trong những Thánh Mẫu linh thiêng bậc nhất nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về Bà Chúa xứ này. Bài viết hôm nay, Tượng Mỹ Nghệ Phạm Gia sẽ giúp các bạn tìm hiểu Bà Chúa Xứ là ai? Truyền thuyết và các xin xăm hiệu nghiệm.

Bà Chúa Xứ Châu Đốc là ai?

Bà Chúa Xứ An Giang được thờ cúng tại ngôi miếu có công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm. Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ngay dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chính vì thế Bà Chúa còn có nhiều tên gọi khác như Bà Chúa Sam, Bà Chúa Xứ châu đốc An Giang. Hay là Chúa Xứ Thánh Mẫu, Mẹ Bà Chúa Xứ hay Phật Bà Chúa Xứ.

ba-chua-xu-la-ai-tuongmynghe

Người ta đến viếng Bà với lòng tôn kính, sùng bái trước bao truyền thuyết về vị Thánh Mẫu này. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm. Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001.

Truyền thuyết Bà Chúa Xứ núi Sam

Trong dân gian, có khá nhiều truyền thuyết về Bà. Tuy nhiên có một câu chuyện mà được đại đa số người dân truyền tai nhau:

Truyện được kể lại rằng những năm 1820-1825, Quân Xiêm sang xâm lược nước ta. Khi giặc đến, người dân phải chạy trốn lên núi lánh nạn. Giặc Xiêm đuổi theo đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Quân giặc có ý định mang tượng Phật về xứ nhưng khiêng được đoạn ngắn thì tượng trở nên nặng trĩu và không thể nhấc lên được. Ngay lúc đó, một tên trong bọn chúng tức giận đập vào cốt tượng. Và làm gãy cánh tay bên trái và đã bị Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu trừng phạt.

truyen-thuyet-ba-chua-xu-nui-sam-tuongmynghe

Sau đó, Bà Chúa xứ báo mộng cho dân làng và tự xưng là Bà Chúa Xứ. Và đồng thời dạy dân làng nên khiêng tượng Bà Chúa Xứ xuống núi và lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ mưa gió thuận hòa, may mắn, tránh sự quấy phá của giặc, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành.

Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp

truyen-thuyet-ba-chua-xu-nui-sam-1-tuongmynghe

Dân làng cùng nhau khiêng tượng về thờ cúng. Dù có bao nhiêu thanh niên trai tráng cũng không lay chuyển tượng Bà. Bỗng, có một cô gái cho biết: “Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”. Dân làng làm theo lời dặn và tượng Bà được khiêng xuống một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng và không thể nâng thêm và bước đi thêm được nữa. Lúc đó, dân làng đã hiểu rằng Bà Chúa Xứ linh thiêng đã lựa chọn nơi đây để an vị. Do vậy dân làng lập miếu thờ cúng ngay vị trí đó.

Xem thêm video chi tiết về Truyền thuyết Bà Chúa Xứ núi Sam

Miếu Bà Chúa Châu Đốc ở đâu?

Hiện nay tượng Bà Chúa Xứ Châu Đốc được thờ tự chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Ngôi miếu Bà Chúa có bố cục kiểu chữ 国 – Quốc. Nổi bật là hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh. Và góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Chánh điện được chạm trổ các hoa văn điêu luyện, đầy tính nghệ thuật. Không những thế, mỗi khung bao, cánh cửa đều được chạm khắc tinh xảo. Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân.

mieu-ba-chua-chau-doc-o-dau-tuongmynghe

Hằng năm, hàng triệu lượt khách đổ về nơi đây để bày tỏ lòng thành với Bà Chúa. Cũng như cầu nguyện sự bình an cho bản thân, gia đình.

Lễ rước Bà Chúa Xứ

Hằng năm, từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch, lễ Bà Chúa Xứ Châu Đốc được tổ chức trang trọng. Bao gồm các phần lễ chính:

le-ruoc-ba-chua-xu-1-tuongmynghe

  • Vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch: lễ “tắm Bà” được cử hành
  • 15 giờ chiều ngày 24: cử hành lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu Bà.
  • lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26: lễ túc yết và lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng). Và tiến hành nghi thức cúng Bà. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
  • Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

le-ruoc-ba-chua-xu-tuongmynghe

Tục xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà,… vẫn còn được lưu giữ trong tín ngưỡng của người dân.

Cách xin xăm Bà Chúa Xứ linh thiêng

Hầu như những người đến miếu Bà Chúa Xứ ngoài việc tỏ lòng thành. Mà còn mong muốn xin một chút may mắn, bình an. Lộc ở miếu Bà thường là các bao lì xì chứa tiền. Và có thể là tấm áo của bà được cắt ra nhiều mảnh nhỏ.

cach-xin-xam-ba-chua-xu-linh-thieng-tuongmynghe

Việc thỉnh lộc bà Chúa Xứ cần diễn ra đúng cách như sau:

  • Đầu tiên khi rước lộc về nhà, cần thỉnh lộc bà chúa Xứ lên trên cái đĩa. Sau đó để 4 ly nước suối bên cạnh và cầm lần lượt từng ly để cần khẩn với mục đích nghinh bà về cư gia. Khi mỗi ly nước được khấn xong, gia chủ đổ ra góc nhà, 4 ly tương ứng với 4 góc nhà.
  • Tiếp đến quý Phật tử đặt lộc này lên bàn thờ Mẹ Quan Âm. Đặc biệt chú ý không đặt ở bàn thờ ông Địa. Bởi nếu làm việc này sẽ có ý nghĩa khinh thường Bà Chúa xứ châu đốc an giang
  • Khi đặt lộc lên bàn thờ mẹ Quan Âm. Cần thực hiện theo quy tắc: 4 ngày thay nước, 3 ngày thay trầu cau tươi. Không được trái với quy tắc này.
  • Khi muốn hóa lộc Bà Chúa Xứ Châu Đốc, cần chọn ngày 23 âm lịch.

Hy vọng thông qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết, mọi người sẽ hiểu hơn Bà Chúa Xứ là ai? Truyền thuyết cũng như những câu chuyện về Bà.

Xem thêm: Các mẫu Tượng Mẹ Quan Âm Bồ Tát